Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả

Gà là một loại gia cầm được rất nhiều người nông dân lựa chọn để làm kinh tế phát triển mô hình trang trại, gia trại. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi gà cũng sẽ rất dễ bị một số căn bệnh gây ra chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của những người nông dân.

Một trong số bệnh đó là phải kể đến bệnh tụ huyết trùng ở gà. Để giảm thiểu những rủi ro trong chăn nuôi gà, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con nông dân về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh được bệnh tụ huyết trùng.

Trực tiếp đá gà Thomo

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà (gọi cách khác là Bệnh gà toi) là một trong số những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện ở trên các loại gia cầm. Nguyên nhân chính của bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên đàn gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có những diễn biến bệnh rất nhanh, gây chết ở gia cầm hàng loạt.

Những nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà đang là một trong số những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuyên xuất hiện ở trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh chính là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên.

Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên đàn gà ở trong mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có những diễn biến bệnh rất nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.

Đá gà cựa dao

Những triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Những triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xuyên xuất hiện và bùng phát ở trong thời gian giao mùa. Khi mà thời tiết bị thay đổi đột ngột. Bị bệnh nhiều nhất là gà đang trong giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên.

Bệnh sẽ bao gồm hai giai đoạn với những triệu chứng khác nhau:

Thể quá cấp tính

Ở giai đoạn này, bệnh thường phát bệnh rất nhanh. Khiến cho chủ kê không thể phát hiện bệnh kịp thời, bệnh này chỉ có thể kéo dài từ 1 – 2 tiếng là gà có thể chết do phát bệnh.

– Tình trạng gà ủ rũ, chết đột ngột.

– Da gà chuyển màu sang tím tái.

– Chảy nước mũi và còn có thể lẫn với cả máu.

– Tai và tích gà sẽ bị sưng phồng lên.

Thể cấp tính

– Gà bị sốt cao, có thể lên tới từ 42 – 43 độ C.

– Gà trông ủ rũ và có thể bỏ ăn. Lông gà thường xù lên và chúng đi lại khá chậm chạp.

– Mũi và miệng có thể chảy dãi, dịch còn có lẫn với máu.

– Phân gà dạng lỏng có màu nâu.

– Gà bị khó thở

– Mào gà và yếm gà tím bầm tím do bị tụ máu.

– Khi bệnh nặng gà có thể sẽ chết do bị ngạt thở.

Thể mãn tính

– Yếm gà sưng lên, phù thũng gây nên đau đớn

– Yếm gà hoại tử và bị cứng lại

– Gà yếu ớt, gầy còm

– Phân gà lỏng có màu vàng

– Màng não có thể sẽ bị hoại tử

Bệnh tích và đặc điểm cơ thể khi mà gà phát bệnh

  • Xác gà vẫn béo, tụ huyết nên cơ bắp bị tím bầm, thịt nhão, dưới da thấm dịch nhớt keo nhầy
  • Tim sưng, xoang bao tim trương phình to chứa dịch thẩm xuất màu vàng, lớp mỡ vành tim bị xuất huyết
  • Phổi tụ máu, viêm phổi, màu nâu sẫm có thể chứa cả dịch viêm màu đỏ nhạt, phế quản chứa rất nhiều dịch nhớt có bọt màu vàng
  • Gan hơi sưng, thoái hóa mỡ, bên trên bề mặt gan có các nốt hoại tử trắng xám hoặc vàng nhạt, to bằng đầu đinh ghim, đầu mũi kim, có khi nhiều nốt hoại tử dày đặc tụ với nhau thành từng đám một
  • Lách bị tụ máu, hơi sưng
  • Niêm mạc ruột bị tụ máu,chảy máu và viêm, có những đám firin màu đỏ sẫm che phía trên
  • Viêm lan rộng từ phúc màng đến buồng trứng và ống dẫn trứng, nhiều trường hợp còn thấy hiện tượng viêm khớp, các khớp xương sưng to chứa rất nhiều dịch thẩm xuất màu xám đục

Cách để có thể phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Cách để có thể phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

* Phòng bệnh:

– Giữ vệ sinh cho chuồng trại, đảm bảo lượng thức ăn,nước uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Khi thời tiết thay đổi thất thường bà con nên cho gà uống vitamin C cộng với thuốc uống chống stress.

– Định kỳ cho gà uống kháng sinh đúng cũng chính là một phương pháp tốt để có thể phòng bệnh

– Tiêm Vacxin phòng tụ huyết trùng cho gà theo đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Điều trị bệnh: 

Enrofloxacin, Streptomycin, Neomycin, Bio – Sonne, Neotrizol, Genta-tylo, Ampicillin, Bio – P002,…Dùng theo như hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin trộn chung vào thức ăn hoặc nước uống.

– Bổ sung chất điện giải, Vitamin C, B – complex để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà mà mọi người chăn nuôi nên biết. Theo dõi daga.me để cập nhật những kiến thức mới nhất về các kỹ thuật chăn nuôi và phòng tránh bệnh tật ở gà nhé.