Cách Chăn Nuôi Gà Ác Đem Lại Lợi Nhuận Khủng 

Gà ác hay còn có tên gọi là gà chân chì, ô cốt kê hay ô kê là 1 giống gà gốc Việt Nam. Toàn thân và chân của chúng mang 1 màu đen đặc trưng. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt rất cao, có khả năng điều tiết miễn dịch và chống lão hóa tốt. Vì vậy, giống gà này còn gọi là “gà thuốc”. Nhu cầu gà ác trên thị trường khá lớn và giá của chúng rất cao. Vì thế, bà con chỉ cần áp dụng đúng cách nuôi sau đây của daga.me là sẽ kiếm được lợi nhuận siêu khủng.

1. Chọn giống gà ác

Chọn giống gà ác

Dù chăn nuôi bất kỳ loại giống gà nào, thì khâu chọn giống luôn là phần quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng thu được. Tiêu chuẩn để chọn gà con, chỉ lấy những con nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, bụng gọn và có khối lượng cơ thể từ 30 đến 32 gam trên 1 con. Những con bị dị tật như đi khập khiễng, chân khô, mỏ vẹo, rốn hở thì hãy loại ngay lập tức.

Trực tiếp đá gà Thomo

2. Chuẩn bị chuồng trại

Chuẩn bị chuồng trại

Chuồng nuôi gà ác cần phải đảm bảo được độ thoáng mát vào mùa hè và kín gió vào mùa đông. Chuồng nuôi cần phải xây dựng cao. Khoảng cách tốt nhất từ mái tới nền nên là 3m.

Nền chuồng nên được trát xi măng để có thể vệ sinh dễ dàng. Người nuôi có thể rải một lớp độn chuồng để giúp giữ vệ sinh và dọn dẹp tốt hơn.

Đá gà cựa dao

3. Cách nuôi gà ác chi tiết theo từng giai đoạn

Cách nuôi gà ác chi tiết theo từng giai đoạn

3.1 Giai đoạn 0 đến 9 tuần tuổi

Đây là khoảng thời gian gà con yếu nhất, chúng không có khả năng tự giữ ấm cho bản thân. Vì thế các bạn nên phân chúng vào từng chuồng úm nhỏ với mật độ cá thể cao, từ 15 đến 20 con trên 1m2. Chuồng có bố trí đèn sưởi với công suất từ 60 đến 75 W để giữ ấm cho gà. Bật đèn cả ngày trong 3 tuần đầu tiên, sau đó giảm dần thời gian xuống sao cho đến tuần thứ 8 thì gà con hoàn toàn làm quen với ánh sáng tự nhiên.

Nếu bạn thấy đàn gà con tụm lại 1 chỗ, nghĩa là chúng đang bị lạnh và các bạn cần tăng nhiệt lên. Còn khi thấy gà con tản ra và uống nước liên tục là do nhiệt độ quá cao và cần phải làm mát.

Mỗi ngày nên cho gà ăn từ 5 đến 10 bữa, mỗi lần cho ăn một ít. Cách nuôi gà ác này là để kích thích sự thèm ăn của gà con và hạn chế thức ăn bị ôi thiu. Về nước uống, các bạn có thể trộn Glucose với hàm lượng 5% để bổ sung năng lượng cho gà.

Các bạn cần thay thức ăn và nước uống thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của chúng. Trong giai đoạn này, gà rất dễ mắc các bệnh tiêu chảy hoặc ăn không tiêu.

3.2 Giai đoạn 10 đến 17 tuần tuổi

Vào giai đoạn này, gà đang phát triển cơ thể dần hoàn chỉnh. Mật độ nuôi gà cũng cần phải giảm xuống, chỉ còn từ 7 đến 8 con 1m2. Bà con nên phủ lên nền chuồng 1 lớp chất độn để giữ vệ sinh tốt hơn.

Gà ác có trọng lượng cơ thể nhỏ, nên lượng thức ăn tiêu thụ không quá cao. Thay vào đó, các bạn nên biến bữa ăn của gà trở nên đa dạng với nhiều thực phẩm khác nhau như: cám đậm đặc, ngô, thóc, khô đỗ, vitamin theo công thức: 10kg hỗn hợp được tổng hợp từ: 2,5kg thóc, 4kg bột ngô, 0,25kg khô đỗ, 2kg đậm đặc, Vitamin (khoảng 20ml).

Ở giai đoạn này cách nuôi gà ác, nhiều con gà ác có thói quen cắn mổ nhau. Bà con cần tách riêng những con bị thương ra và điều trị cho chúng bằng cách bôi xanh methylen vào vết thương.

3.3 Giai đoạn 17 tuần tuổi – sinh sản

Vào khoảng thời gian này, các bạn chọn ra những con gà đạt chất lượng để nuôi lấy trứng. Các bạn nên chọn những con có thân hình cân đối, lông bóng mượt, mào và tích đỏ, xương chậu rộng, bụng mềm, lông chân và mỏ đen. Tỷ lệ phối giống tối ưu là 1 trống trên 10 mái.

Vào thời điểm này, các bạn cần giãn cách mật độ của chuồng xuống còn 5 trên 7 con 1 chuồng để gà cảm thấy thoải mái. Bố trí ổ đẻ cho gà, nên có vách giữa các ổ để gà để không nhìn thấy nhau. Cứ mỗi 2 tuần, các bạn cần thay lớp lót trong ổ 1 lần. Các bạn có thể vào chuồng thu trứng mỗi ngày để đảm bảo cho trứng luôn mới và sạch.

Trong giai đoạn sinh sản, gà cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để cấu thành vỏ trứng. Các bạn có thể áp dụng cách nuôi gà ác bằng cách trộn bột vỏ sò vào thức ăn để tăng cường canxi cho gà. Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà các bạn dễ dàng tìm thấy là gô (bắp), khoai, gạo, sắn (khoai mì), thóc, các loại rau bèo tại hộ gia đình, các loại đậu hạt…

Bên cạnh việc cho ăn, các bạn cũng cần trộn thêm vitamin vào nước uống để giúp gà tăng sức đề kháng.

4. Phòng bệnh cho gà

Phòng bệnh cho gà

Các bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm vắc-xin cho gà để tăng cường sức đề kháng. Gà đủ 5 ngày tuổi đã có thể tiêm vaccine Newcastle. Khi đạt 7 ngày tuổi, gà đạt tiêu chuẩn để tiền phòng Gumboro và đậu gà. Với gà 14 ngày tuổi, chúng sẽ được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm.

Các bạn cũng cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên để ngăn ngừa những mầm bệnh phát sinh. Sử dụng chất độn chuồng là 1 cách tốt để giữ chuồng sạch sẽ và thuận tiện dọn dẹp. Khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh để triệt tiêu hoàn toàn mầm bệnh.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi gà ác mang lại lợi nhuận khủng cho các bạn. Chúc các bạn áp dụng hiệu quả và thu được lợi nhuận khủng.