Gà chân lông vảy loạn là gì? Có nên nuôi không?

Gà chân lông vảy loạn được đánh giá là độc đáo và đặc sắc. Nếu anh em chỉ nhìn vào nét tổng quan thì sẽ thấy bình thường, tuy nhiên nếu nhìn kỹ vào đôi chân thì phải nói là cực phẩm. Vậy chúng ta sẽ nhận biết gà chân lông vảy loạn dựa vào những đặc điểm nào? Hãy khám phá ngay câu trả lời chi tiết qua bài viết sau đây của daga.me nhé.

Đặc điểm nhận dạng gà chân lông vảy loạn

gà chân lông vảy loạn

Nhìn chung gà chân lông vảy loạn có đặc điểm là thân hình đậm, hơi thấp, mỏ ngắn và to. Ngoài ra anh em có thể căn cứ vào những đặc điểm nhận dạng sau đây nhé:

Trực tiếp đá gà Thomo

Cặp cán

Gà chân lông vảy loạn xịn sò thường có thêm hàng lông chạy từ gối xuống đến bàn chân. Hoặc nó cũng có thể xuất hiện hàng lông ở gần phía bàn chân gần về các ngón ngoại (Trường hợp gà đã trải qua lai tạo nhiều đời)

Phần vảy

Vảy gà thường mọc lung tung không theo một trật tự nào hết. Phần vảy này có thể dậm khắp nơi, hoặc cũng có thể quấn, vảy to, vảy nhỏ… Nói chung các anh em sư kê đều có chung nhận định là khó xác định vảy gà loại này. Họ cũng sẽ không đánh giá khả năng thi đấu của gà dựa vào yếu tố này đâu.

Phần ngón

Gà chân lông vảy loạn sở hữu 3 ngón đều có vảy dặm. Điểm đặc biệt sẽ nằm ở ngón giữa. Lý do vì tại ngón này luôn có nhiều vảy dặm nhất nên rất dễ quan sát thấy. Còn ngón nội bên trong thì ít dặm và tương đối giống như gà bình thường. Trong khi đó ngón ngoại thới thì thường ngắn hơn chút đỉnh.

Ngoài ra anh em cũng có thể quan sát ở phần cụm bàn thường có lông mọc ra. Đối với những con gà chân lông vảy loạn đã qua nhiều đời lai tạo thì rất dễ nhầm lẫn với loại gà nhân cùng sinh thế. Anh em hãy lưu tâm điều này nhé.

Đá gà cựa dao

Gà chân lông vảy loạn tốt hay xấu?

Gà chân lông vảy loạn tốt hay xấu?

Nhìn chung gà chân lông vảy loạn không thuộc dòng gà chậm chân, chậm mỏ. Có những con đá rất hay, lại có những con đá vô cùng dở. Nhiều anh em cũng hay hỏi là gà tre chân có lông không? Thực tế cho thấy gà chân lông vảy loạn thường xuất hiện ở gà nòi là chính chứ gà tre thì cực kỳ ít. Vậy nên nhắc đến gà chân lông thì ta thường nghĩ đến gà nòi ngay.

Một số dị tướng nhận biết gà linh kê, thần kê

Một số dị tướng nhận biết gà linh kê, thần kê

Gà đoản thiệt

Gà đoản thiệt còn được gọi là gà không lưỡi. Điều này có nghĩa là gà có lưỡi thụt hẳn vào bên trong khoang miệng. Khi chúng gáy sẽ phát ra tiếng rất lạ nghe như gió rít vậy

Gà lông voi

Đặc điểm của gà này đó là có lông voi xuất hiện ở đuôi, cánh với tần suất 1 đến 2 cái. Hình dạng như cong như sợi kẽm, theo hình ziczac hoặc nhìn giống như lò xo. Lông voi này thường rất cứng, hiếm vì 100 con may ra mới có một.

Gà song sinh

Gà song sinh sẽ được sinh ra từ 1 quả trứng có 2 lòng đỏ. Nhìn chung với giống gà này thì chỉ cần 1 con vào trong thi đấu, con ở ngoài sẽ liên tục gáy vang như cổ vũ, tiếp sức vậy

Gà tử mị (giả chết)

Đây là loại gà không ngủ trên cây, thay vào đó chúng lại ngủ dưới đất. Dáng ngủ của chúng nổi bật với hai cánh thòng xuống, đồng thời xõa sang hai bên khá thú vị. Ngoài ra khi ngủ chúng cũng hay đưa đầu về phía trước, gối đầu trực tiếp lên đất, hai chân cái thì co duỗi trông rất giống đã chết rồi.

Gà nhật nguyệt

Cựa của gà nhật nguyệt có hai màu đen trắng dễ nhận biết. Dòng gà này thường ra đòn rất độc và hiểm, đối thủ hầu như khó tránh khỏi thương tật khi giao chiến với chúng.

Gà thư hùng kê

Gà này sở hữu chân hai màu, nếu chân này màu trắng thì chân kia sẽ có màu đen. Còn nếu chân này màu vàng thì chân kia xanh. Lối đá của gà thư hùng kê vô cùng hiểm độc và chính xác. Lực đá của chúng rất mạnh khiến cho đối thủ hay bị xây xẩm mặt mày di chuyển lảo đảo và thua cuộc.

Gà lưỡng nhãn và gà lục đinh

– Gà lưỡng nhãn: Gà Linh kê này sở hữu đôi mắt có hai màu khác nhau, vậy nên được gọi là lưỡng nhãn.

-Gà lục đinh: Đặc điểm của gà này đó là phía trên và dưới của cựa chính có các cựa phụ nổi lên. Các cựa phụ này luôn thấp hơn cựa chính. Nếu anh em quan sát thấy cựa phụ mà rung rinh thì càng tốt. Loại cựa này được xếp vào hàng gà giỏi, gà hay và hiếm quý.

Gà hai bình dầu

Gà này có đặc điểm là ở phao câu của gà sẽ có hai bình dầu. Dòng chiến kê này cực hiếm, phải gọi là thi đâu thắng đó

Ngoài dị tướng của gà chân lông vảy loạn kể trên, anh em có thể tham khảo một số dị tướng khác như: gà lão kê thần đồng, gà trữ thực tả, gà địa giáp, gà giáp cần…Bên cạnh đó còn có một số loại gà chân cua, chân điểm, gà không vảy hay gà 3 chân, 4 chân…

Lời Kết

Hy vọng thông qua bài viết này, anh em đã hiểu hơn về gà chân lông vảy loạn. Nếu may mắn sở hữu chiến kê này, anh em hãy chịu khó chăm sóc, huấn luyện để chúng phát huy đúng thực tài của mình nhé.