Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Ai Cập đúng cách

Gà Ai Cập lông trắng là 1 giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu. Đây là giống gà cao sản cho năng suất cao về trứng. Với giống gà này, tùy vào từng giai đoạn của gà để có thể đưa ra những biện pháp chăn nuôi hợp lý nhất. Bài viết sau đây của daga.me sẽ hướng dẫn cho mọi người một số kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc gà Ai Cập hiệu quả.

Một số lưu ý trong kỹ thuật chăn nuôi gà ai cập

Một số lưu ý trong kỹ thuật chăn nuôi gà ai cập

Trực tiếp đá gà Thomo

1. Giai đoạn gà Ai Cập đạt từ 0 đến 9 tuần tuổi:

Chuồng nuôi: Phải được để trống từ 15 đến 20 ngày trước khi mang gà vào nuôi và phải quét vôi nồng độ 40%, tiêu độc bằng dung dịch NaOH 2% với liều 1 lít 1m2. Trước khi thả gà 1 ngày cần phun tẩy uế cho chuồng trại bằng dung dịch formalin 3%, sau khi phun khoản 5 giờ sau mở cửa cho bay hết mùi rồi mới thả gà vào nuôi.

1. Giai đoạn gà Ai Cập đạt từ 0 đến 9 tuần tuổi:

Dụng cụ nuôi: Cần phải vệ sinh sạch sẽ, máng uống, ăn, rèm che, chụp sưởi, chất độn chuồng, quây gà, v,v..

Gà con sau khi nở chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt cần phải có hệ thống sưởi để cung cấp nhiệt độ phù hợp bằng chụp sưởi, đèn hồng ngoại,…

– Phải dùng quây để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây khoảng 150 đến 200 con một ngày tuổi. Quây làm bằng cót ép hay tấm nhựa, lưới sắt, cao 50 đến 60cm, đường kính 2 đến 2,5m.

– Chất độn chuồng có thể dùng trấu, cỏ rơm khô băm nhỏ, phoi bào,… phải được phơi khô, phun sát trùng bằng Formol 2%.

Chọn gà giống: Chọn những con nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, chân mập, bụng gọn, trọng lượng khoảng 30 đến 32g/con.

– Thức ăn: Phải được cân đối đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (đạm động thực vật, vitamin, khoáng vi lượng). Trong hai tuần đầu dùng khay cho gà ăn. Mỗi ngày cho ăn từ 9 đến 10 lượt để thức ăn luôn mới, tránh lãng phí và ô nhiễm.

– Phải thường xuyên vệ sinh thu dọn các chất thải.

– Thường xuyên quan sát loại bỏ những con gà có dấu hiệu bệnh không để lây bệnh cho những con khác.

Đá gà cựa dao

2. Giai đoạn gà Ai Cập từ 10 đến 21 tuần tuổi (gà dò, hậu bị):

Giai đoạn gà từ 10 đến 21 tuần tuổi (gà dò, hậu bị):

Giai đoạn này khá quan trọng liên quan đến khả năng sinh sản nên chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng cần phải duy trì đàn giống khoẻ, đồng đều. Để đảm bảo sự đồng đều nên nuôi với mật độ 7 đến 8 con 1m2.

– Có thể kết hợp nuôi chăn thả vườn để gà có thể vận động và tận dụng các thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Nhưng vào những ngày mưa ẩm không nên thả ra vì gà dễ bị nhiễm bệnh.

– Đến 18 đến 21 tuần tuổi nếu gà chậm phát dục cần tăng thêm thức ăn bổ sung và các vitamin A, D, E để bồi dưỡng cho gà đẻ tốt.

3. Giai đoạn gà Ai Cập đạt trên 21 tuần tuổi (gà sinh sản):

Giai đoạn gà Ai Cập đạt trên 21 tuần tuổi

Đây là thời kỳ gà sinh sản, chọn gà có biểu hiện phát dục bằng độ sáng bóng của mào, lông, tích, bộ lông áp sát vào thân. Mật độ nuôi 5 đến 6 con/m2.

– Giai đoạn này cần bổ sung thêm ánh sáng bằng cách thắp thêm điện vào buổi tối để đạt 16 giờ chiếu sáng 1 ngày, khoảng 1 bóng điện 60W treo cao 2m cho 20m2 chuồng.

– Thức ăn cần bổ xung bột đá, vỏ sò gấp 2 đến 3 lần để gà tạo vỏ trứng, sử dụng thêm 8 đến 10% thóc mầm trong thức ăn để tăng tỉ lệ phôi, khả năng sinh sản và tăng lượng vitamin bằng cách cho ăn thêm rau xanh.

– Đảm bảo nước uống thường xuyên, sạch sẽ, ngày thay nước 2 đến 3 lần:

– Thu gom trứng 3 đến 4 lần 1 ngày để đảm bảo trứng sạch và tránh bị dập vỡ.

Lưu ý:

– Xây chuồng trại phải chọn ở nơi cao ráo, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, cách xa khu dân cư sinh sống. Nền chuồng bằng bê tông, chất độn chuồng dùng bằng trấu đã được rắc vôi và phun khử trùng, tiêu độc.

– Khi đưa gà vào chuồng nuôi cần chuẩn bị vật chất kỹ thuật như lồng úm, máng ăn, chụp sưởi, chất độn chuồng… Thời điểm gà xuống chuồng nên để cho nhiệt độ giảm dần cho chúng thích nghi với nhiệt độ môi trường ở ngoài tự nhiên, phù hợp nuôi thả vườn. Thức ăn của gà chủ yếu là cám tổng hợp, có thể trộn lẫn thức ăn với tinh bột ngũ cốc và rau xanh.

– Ở giai đoạn gà hậu bị, chú ý đến chế độ ăn, tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, điều này quyết định đến khả năng sinh sản sau này, chế độ ăn đảm bảo 45gram thức ăn 1 ngày 1 con ở tuần thứ 7, sau đó tăng 3 đến 4g 1 ngày 1 con. Thời điểm này nên bấm mỏ của gà để tránh xây xát khi chúng mổ nhau.

– Giai đoạn gà đẻ trứng cần chú ý đến chế độ ăn và làm ổ đẻ. Chuồng phải luôn sạch sẽ, khử trùng trước khi thả gà vào từ 2 đến 3 tuần, máng uống, máng ăn cũng được sát trùng trước đó. Gà 20 tuần tuổi bắt đầu cho trứng, ở giai đoạn này cho ăn theo định mức 100g thức ăn 1 ngày 1 con, sau tăng dần lên để duy trì ở mức 115g 1 ngày 1 con. Đến khi gà chuẩn bị thải thì phải giảm lượng thức ăn..